Vào tháng 9,ếmtiềnnhờlivestreambằngbảso xo ho chi minh Chen Yiru - một người có gần 9 triệu lượt theo dõi trên Weibo livestream cảnh anh ăn chân gà trong suốt 15 tiếng khiến nhiều người kinh ngạc. Sau khi nhìn thấy dòng chữ cảnh báo "không phải người thật" trên video, nhiều người hâm mộ của Chen bày tỏ sự phẫn nộ. Theo báo cáo, Chen đã mất hơn 7.000 người theo dõi chỉ trong 3 ngày.
Dong Yuanyuan đến từ công ty luật Tiantai ở Bắc Kinh cho biết người nổi tiếng vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với livestream ảo, đồng thời họ không thể tách rời khỏi phiên bản AI của chính mình.
Tuy nhiên, Chen không phải là người duy nhất sử dụng nhân vật AI để livestream. Những người có tầm ảnh hưởng, đặc biệt là trong ngành thương mại điện tử, đang dần chuyển sang sử dụng bản sao kỹ thuật số để đăng nội dung 24/7 và kiếm thêm thu nhập. Nhưng đối với livestreamer (người làm livestream) kém nổi hơn, AI có thể "cướp công việc" khi các công ty truyền thông hướng tới những "ngôi sao số" giá rẻ.
Theo iResearch, ngành livestream đã tạo ra việc làm cho hơn 1,23 triệu người Trung Quốc vào năm 2020. Theo Daxue Consulting, có hơn 700 triệu người dùng internet ở đất nước này theo dõi các kênh livestream.Hiện tượng này bắt đầu bằng những buổi livestream nói chuyện, ca hát hoặc sinh hoạt hằng ngày. Sau đó, các liverstreamer dần chuyển hướng sang ngành thương mại điện tử.
Tuy nhiên, các công ty startup AI đang bắt kịp xu hướng bằng cách bán hình đại diện (avatar) kỹ thuật số cho KOL và công ty truyền thông. Theo MIT Technology Review, công ty Silicon Intelligence có thể tạo ra một bản sao AI cơ bản với giá chỉ 8.000 nhân dân tệ (khoảng 27 triệu đồng), giá thành có thể tăng đối với yêu cầu phức tạp hơn. Công ty chỉ cần đoạn phim ngắn dài một phút của người thật để tạo ra một livestreamer ảo.
Một cuộc khảo sát với sự tham gia của 10.000 người trên Weibo cho thấy hơn 60% quan tâm đến nghề KOL hay livestreamer. Nhưng chính những KOL mới nổi này mới là đối tượng mà các bot AI có khả năng thay thế cao nhất.
Người sáng lập Follow the Yuan - Yaling Jiang cho biết xu hướng này có thể gây áp lực cho livestreamer ít danh tiếng vì nhãn hàng có thể dễ dàng thay thế họ bằng AI. Điều quan trọng nhất để trở thành một KOL là khả năng thu hút truyền thông, nhưng nhân vật ảo không có tin đồn, không xuất hiện trong các chương trình thực tế hay biểu diễn trên sân khấu, do đó nó không được công chúng chú ý.
Bên cạnh đó là vấn đề về tính xác thực. Ngày 11.10, Trung Quốc công bố dự thảo dành cho các công ty cung cấp dịch vụ AI tạo sinh. Theo đó, người sở hữu bản sao AI phải cung cấp giấy chấp thuận cho việc sử dụng dữ liệu sinh trắc học của mình. Một số nền tảng video như Douyin đã đưa ra những yêu cầu riêng nhưng chưa phổ biến và vấn đề này vẫn còn khá mơ hồ, Jiang cho biết.